Những năm gần đây, chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người mong muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa y học hiện đại và những phương pháp truyền thống đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Vậy điều kiện, quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền như thế nào? Đọc bài viết ngay!
Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là gì?
Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền là chứng chỉ chứng minh bạn là người đã qua đào tạo về học chứng chỉ Y học cổ truyền và có kinh nghiệm hành nghề. Đây cũng là công cụ để quản lý cũng như giám sát đạo đức trong lĩnh vực Y học.
Để xin cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền, học viên cần đáp ứng các điều kiện của nhà nước nhằm đảm bảo cam kết trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
Chứng chỉ Y học cổ truyền là giấy tờ hợp pháp chứng minh chuyên môn của bạn, có giá trị trên toàn quốc. Trên chứng chỉ sẽ có đầy đủ các thông tin quan trọng của học viên như họ tên, thông tin cơ bản cùng bằng cấp chuyên môn.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền
Căn cứ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định Y sĩ Y học cổ truyền hành nghề tư nhân cần đáp ứng:
Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền
Sau khi đáp ứng các điều kiện trên, bạn sẽ cần phải chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ để tiến hành xin/ cấp lại chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền:
Người Việt Nam xin cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận.
Trường hợp xin cấp lại chứng chỉ hành nghề vị bị mất/ bị thu lại
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề: Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật số 40/2009/QH12.
- Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức Y khoa liên tục: Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 29 Luật số 40/2009/QH12.
Thủ tục xin cấp/ cấp lại chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu
Để được cấp/ cấp lại chứng chỉ hành nghề Bác sĩ Y học cổ truyền, việc chuẩn bị hồ sơ là một bước quan trọng mà bất kỳ Y sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực Y tế nào cũng cần chuẩn bị kỹ càng. Hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ theo quy định về hành nghề Y học cổ truyền nhằm đảm bảo không tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc bạn nhé!
Hồ sơ sẽ được nộp tại các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng hoặc sở Y tế thành phố, tùy thuộc vào quy định của từng địa phương. Sau khi hồ sơ được nộp, bạn sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan chức năng. Trong trường hợp hồ sơ có bất kỳ vấn đề nào về tính hợp lệ hoặc thiếu sót, cơ quan tiếp nhận sẽ liên lạc và thông báo lý do cụ thể.
Bước 2: Xem xét đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Hội đồng tư vấn sẽ được hình thành với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn công nhận chứng chỉ. Họ sẽ có những cập nhật, đề xuất cùng xác nhận các thông tin quan trọng nhằm chắc chắn rằng bạn có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Trong trường hợp người học có nguồn gốc từ nước ngoài hoặc có chứng chỉ từ quốc gia khác, thì thời hạn cấp chứng chỉ có thể được mở rộng lên đến 180 ngày. Điều này mang lại cơ hội linh hoạt cho những người nước ngoài, giúp họ có đủ thời gian để đáp ứng mọi yêu cầu và điều chỉnh theo quy định nếu cần thiết.
Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền
Khi đã kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng mọi thông tin, hội đồng quyết định cuối cùng sẽ đưa ra quyết định về việc cấp chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp chấp nhận, bạn sẽ nhận được chứng chỉ hành nghề theo quy định. Ngược lại, nếu không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận giấy tờ sẽ trả lời bằng văn bản và minh bạch rõ ràng về lý do không cấp chứng chỉ, tạo điều kiện cho bạn để điều chỉnh và cải thiện mặt nào đó còn thiếu sót.
Lời kết
Trên đây là những điều quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền. Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết này, bạn sẽ tự tin hơn và có kế hoạch chuẩn bị một cách toàn diện để đạt được chứng chỉ quan trọng này. Nếu bạn đang quan tâm và muốn khám phá thêm về ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Xem thêm
- Y học cổ truyền là gì?
- Học Y học cổ truyền ra làm gì?
- Điều kiện mở phòng khám Y học cổ truyền
- Lớp Y học cổ truyền ngắn hạn TPHCM uy tín