Ngành sư phạm là gì? Học sư phạm có khó xin việc không?

Hiện nay, sư phạm là ngành cơ bản của hệ thống đào tạo nhân lực. Những năm gần đây, ngành sư phạm lại hot hơn bao giờ hết. Thu hút được rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác về ngành này. Vậy, ngành sư phạm là gì? Có nên học sư phạm không? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

sư phạm là gì

Tổng quan về ngành sư phạm

Ngành sư phạm là gì?

Ngành sư phạm là ngành giáo dục, giảng dạy tại các trường học hoặc các cơ sở đào tạo. Nói một cách khác, ngành sư phạm dùng để nói đến những người thầy, người cô mẫu mực, khuôn phép. Là những tấm gương sáng cho học trò noi theo.

Làm việc trong ngành sư phạm chính là tham gia vào sự nghiệp trồng người. Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho tất cả các ngành nghề trong xã hội.

Sư phạm là môi trường ước mơ của rất nhiều người. Đây là một ngành nghề cao quý và luôn được mọi người tôn trọng.

Ngành sư phạm được phân theo từng cấp bậc riêng. Cụ thể: Về mầm non, tiểu học, trung học và đại học. Ngoài ra còn phân theo từng bộ môn. Như: Toán, Văn, Anh,…

Sức hút từ ngành sư phạm?

Trong xã hội, ngành sư phạm luôn được coi trọng bởi những đóng góp to lớn mà nó mang lại. Khi chọn theo học ngành sư phạm, bạn sẽ có cơ hội việc làm rất cao.

Do đó, ngành sư phạm luôn có sức hút rất lớn. Đặc biệt, những năm gần đây hot lại càng thêm hot. Các bạn trẻ chọn ngành sư phạm đơn giản vì cơ hội việc làm cao. Được nhiều người kính trọng. Luôn nhận được sự yêu mến của phụ huynh, học sinh và cả những người xung quanh.

Đặc biệt, với nghề này bạn chỉ làm việc theo giờ hành chính mà không phải tăng ca. Thời gian còn lại bạn có thể dành cho gia đình. Công việc ngành sư phạm khá là ổn định. Ít phải bon chen ngoài xã hội, rất phù hợp với các bạn nữ.

Trong suốt quá trình học sư phạm, bạn sẽ được miễn giảm học phí. Điều này khuyến khích các bạn trẻ lựa chọn và theo học ngày càng nhiều hơn. Khi ra trường, bạn có thể công tác tại bất cứ đâu. Không hạn chế ở khu vực hay vùng miền nào.

Sư phạm cũng như một số ngành nghề khác, bạn có thể theo học ở các hệ khác nhau. Ví dụ như: Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học tùy thuộc vào năng lực của bản thân. Điều đó không quan trọng, miễn là bạn có đam mê thì chắc chắn sẽ thành công, dù học ở hệ nào.

Sức hút của ngành sư phạm

Những kỹ năng và phẩm chất cần có

Bạn biết đó, mỗi ngành nghề đều bắt buộc bạn phải có những phẩm chất hay kỹ năng cần thiết riêng. Điều đó, giúp bạn có thể dễ dàng hoàn thành tốt công việc trong lĩnh vực đó. Ngành sư phạm cũng không ngại lệ. Vậy những kỹ năng và phẩm chất của ngành sư phạm là gì?. Cụ thể:

  • Khả năng truyền đạt tốt ở cả hai phương diện nói và viết. Để người nghe có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà bạn đang muốn truyền đại.
  • Phải có tính kiên trì, nhẫn nại.
  • Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.
  • Là người giàu lòng yêu thương, bao dung, vị tha.
  • Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác.

Có thể thấy, nghề giáo đòi hỏi nhiều phẩm chất và thiên về sự mẫu mực. Chứ không đơn thuần chỉ yêu cầu về năng lực. Khi chọn ngành sư phạm, điều cần được quan tâm nhất là về con người và tính cách của bản thân mỗi người.

Ngành Sư phạm học những gì?

Sư phạm là một ngành nghề tập trung tìm hiểu sâu quá trình giảng dạy và đào tạo con người trong quá trình học tập. Dựa vào các kiến thức tâm lý và nhiều khía cạnh khác, Sư phạm cũng đặt ra nhiều mục tiêu và tìm kiếm phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất trong học tập.

Khi tham gia đào tạo ngành Sư phạm, bạn sẽ được đào tạo một số môn học như:

  • Tìm hiểu về sự phát triển của con người và phương pháp giáo dục hiệu quả ở mỗi thời điểm.
  • Nghiên cứu các quan điểm, phê bình trong hệ thống giáo dục hiện tại.
  • Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nhằm cải thiện hiệu quả giảng dạy.
  • Biết áp dụng các kiến thức lý thuyết vào giảng dạy thực tế.
  • Xây dựng kế hoạch giảng dạy và đưa ra đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
  • Được đào tạo vè đảo đức trong giáo dục, quá trình giảng dạy và quản lý lớp học.

Ngành sư phạm là gì

Các chuyên ngành Sư phạm

Các chuyên ngành mở ra nhiều cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên. Theo đó, sinh viên khi tham gia học tập có thể lựa chọn chuyên ngành mà mình muốn theo học. Dưới đây là một số chuyên ngành Sư phạm phổ biến:

  • Sư phạm mầm non

Đây là chuyên ngành dành cho những người yêu thích và có đam mê với việc giảng dạy và chăm sóc trẻ nhỏ tại các cấp học mầm non. Điều quan trọng nhất trong chuyên ngành này là tình yêu và sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em.

  • Sư phạm tiểu học

Sau khi hoàn thành chuyên ngành này, sinh viên sẽ trở thành giáo viên tiểu học, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức cơ bản và phát triển kỹ năng của học sinh. Giáo viên tiểu học thường dạy nhiều môn học cùng lúc, bao gồm Toán, Văn học, Khoa học tự nhiên, và nhiều môn khác. Đối với những môn học đặc biệt, có giáo viên phụ trách riêng để hướng dẫn và phát triển tài năng của học sinh.

  • Sư phạm các môn chuyên ngành

Ở các cấp học cao hơn như trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên thường tập trung vào một hoặc hai môn chuyên. Sinh viên có cơ hội chọn các chuyên ngành cụ thể như Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, và nhiều lựa chọn khác. Điều này giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình đam mê và truyền đạt kiến thức sâu rộng đến học sinh.

Có nên học sư phạm không?

Có nên học sư phạm không? Đây là vấn đề mà có rất nhiều thí sinh thắc mắc. Vậy theo bạn là có hay không? Tôi sẽ chẳng khẳng định hay khuyên bạn là nên hay không. Mà tôi sẽ giúp bạn đưa ra những lý do để bạn có thể quyết định được là bản thân mình có phù hợp với muốn theo đuổi ngành sư phạm này không nhé!

Những lý do để chọn theo học ngành sư phạm là:

  • Sẽ được sự nể trọng trong xã hội.
  • Được nhiều người yêu quý.
  • Học phí không cao luôn được miễn giảm và có những trường không cần học phí.
  • Cơ hội việc làm cao, dễ dàng xin được việc khi ra trường.
  • Làm việc hành chính nên có nhiều thời gian cho gia đình.
  • Sẽ có thu nhập cao nếu bạn là giáo viên xuất sắc.

Với những lý do trên, bạn có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi có nên học sư phạm không? Lựa chọn là của bạn, hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định bạn nhé!

Giáo viên tiểu học

Cơ hội nghề nghiệp của sư phạm là gì

Có phải học sư phạm khó xin việc làm không?

Thực trạng xã hội hiện nay đang bị mất cân đối. Nhiều ngành nghề, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Ngành sư phạm cũng không ngoại lệ. Qua điều tra thực tế cho thấy, sinh viên sư phạm sau khi ra trường không phải ai cũng tìm được công việc đúng chuyên ngành.

Nguyên nhân được cho là, lượng sinh viên được đào tạo hàng năm lớn dẫn đến dư thừa. Và không chất lượng dẫn đến cơ hội việc làm thấp.

Để giải quyết vấn đề đó, trước mắt là cần phải đào tạo ngành sư phạm có kế hoạch. Phải đảm bảo số lượng lẫn chất lượng trong quá trình đào tạo. Ngành giáo dục cần bao nhiêu người thì đào tạo bấy nhiêu để tránh dư thừa. Thêm nữa, để tạo ra động lực thì cần thay đổi mức lương và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, giảng viên.

Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành ngành sư phạm là gì?

Khi hoàn thành xong các khóa đào tạo ở trường, thì cơ hội việc làm của ngành sư phạm rất đa dạng. Tùy vào trình độ chuyên môn và mong muốn riêng, bạn có thể lựa chọn làm việc trong các lĩnh vực sau:

  • Giảng dạy trong hệ thống các trường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Bạn cũng có thể giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng hay đại học trong cả nước.
  • Làm việc trong các cơ quan, tổ chức quản lý giáo dục từ địa phương đến Trung ương như: các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo,..
  • Làm việc trong các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục.

Tốt nghiệp ngành sư phạm

Lời kết

Từ trước đến giờ, ngành sư phạm vẫn luôn thu hút được đông đảo các bạn trẻ theo đuổi. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết, bạn đã hiểu hơn về ngành sư phạm là gì? Và có nên học sư phạm không nhé. Chúc các bạn thành công với những lựa chọn của mình. Cám ơn bạn đã đọc!

Phạm vi hoạt động của MNI GROUP

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Bình Thuận

Bình Phước

Đồng Nai

Vũng Tàu

Tây Ninh

Bình Dương

Long An

Tiền Giang

Bến Tre

Đồng Tháp

Vĩnh Long

Trà Vinh

An Giang

Cần Thơ

Hậu Giang

Sóc Trăng

Kiên Giang

Bạc Liêu

Cà Mau

TPHCM