Ngành sư phạm và những thông tin cần biết: Học gì? Khối thi?

Ngành Sư phạm luôn là ngành được mọi người đề cao bởi đây là ngành học đào tạo ra tâm lý, tri thức của con người và là người ươm mầm cho những mầm non tương lai của đất nước. Nếu làm việc trong ngành Sư phạm cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tham gia vào công việc trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc gia. Cùng tìm hiểu về ngành này ngay sau đây nhé!

ngành sư phạm

Những điều cần biết về ngành Sư phạm

Khái niệm ngành Sư phạm

Ngành Sư phạm chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Vậy bạn có biết chính xác ngành Sư phạm là gì? Và công việc mà một người trong ngành Sư phạm phải làm là gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, là những người làm việc khuôn phép có chừng mực. Vậy chúng ta hãy hiểu theo cách đơn giản, Sư phạm có nghĩa là những người thầy, những tấm gương sáng cho học trò học tập và noi theo.

Họ là những người làm việc có chừng mực, luôn lễ độ, đem những điều tốt đẹp đến với học trò của mình.

Không như những ngành nghề khác là đem lại giá trị thương mại, ngành Sư phạm còn là nền móng cho những cô cậu học trò – những người chủ tương lai của Đất nước.

Ngành Sư phạm học những gì?

Ngành Sư phạm tập trung chủ yếu vào nghiên cứu về việc dạy và học, đặc biệt là trong ngữ cảnh học thuật. Lĩnh vực này sử dụng kiến thức từ tâm lý giáo dục và khám phá nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm phong cách giảng dạy, lý thuyết giảng dạy, phương pháp đánh giá và phản hồi.

Sư phạm cũng đánh giá các mục tiêu giáo dục và đề xuất các phương pháp tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó.

Các môn học tiêu biểu trong lĩnh vực sư phạm bao gồm Phát triển Con người, Quan điểm Phê bình trong Giáo dục, Phương pháp Nghiên cứu, Thực hành Sư phạm, Giáo dục Liên văn hóa, Phát triển Chương trình giảng dạy, Phương pháp Đánh giá, Đạo đức, Giảng dạy và Giám sát,…

Các chuyên ngành của ngành Sư phạm

Ngành sư phạm bao gồm nhiều chuyên ngành phù hợp với các bậc học và các môn học đa dạng:

  • Sư phạm Mầm non: Chuyên ngành này tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho giáo viên cấp mầm non – bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Để theo đuổi ngành này, sinh viên cần có niềm đam mê với việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, cùng với kỹ năng trong các lĩnh vực như ca múa, kể chuyện,…
  • Sư phạm Tiểu học: Sinh viên chọn chuyên ngành sư phạm tiểu học sẽ sau này làm việc trong các trường cấp 1. Thông thường, những người tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ phải giảng dạy nhiều môn học đồng thời như toán học, ngữ văn, khoa học và nghiên cứu xã hội,…

ngành sư phạm

  • Sư phạm các chuyên ngành: Ở các cấp học cao hơn, hầu hết giáo viên tập trung giảng dạy 1 – 2 môn học cụ thể. Vì vậy, các trường đại học thường chia chuyên ngành sư phạm thành từng nhánh riêng biệt như sư phạm Toán, sư phạm Tiếng Anh, sư phạm Ngữ Văn,…

Những tố chất phù hợp để học ngành Sư phạm

Để theo đuổi ngành Sư phạm một cách bền vững, bạn cần có các phẩm chất sau đây:

  • Khả năng nghiên cứu: Ngành sư phạm đòi hỏi bạn phải liên tục nghiên cứu, tự học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Điều này giúp bạn áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và giúp học sinh hiểu bài một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức: Trước mỗi bài giảng, việc lên kế hoạch chi tiết về nội dung, cách truyền đạt và các hoạt động trong lớp là quan trọng. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng giúp tạo ra một môi trường học tập kích thích và hấp dẫn.
  • Khả năng linh hoạt và thích ứng: Người giáo viên cần có khả năng thích ứng với mọi tình huống trong lớp học. Điều này bao gồm việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của học sinh và làm việc hiệu quả trong các môi trường giảng dạy đa văn hóa.
  • Kỹ năng giao tiếp: Là giáo viên, bạn phải có khả năng giao tiếp mạch lạc và hiệu quả với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. Sự giao tiếp tốt giữa các bên liên quan giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển của học sinh.

Học ngành Sư phạm thi khối nào?

Ngành Sư phạm bao gồm nhiều chuyên ngành và hệ đào tạo khác nhau, mỗi chuyên ngành đều có các yêu cầu đầu vào riêng tại các cơ sở đào tạo. Vì vậy, việc tìm hiểu và hiểu rõ về khối thi liên quan đến chuyên ngành đã chọn là vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, với các thay đổi trong phương án tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ hợp môn xét tuyển đã mở rộng thêm các khối xét tuyển phụ. Điều này nâng cao cơ hội cho thí sinh chọn lựa các tổ hợp môn phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình.

Để giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan và chính xác về khối thi, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về khối xét tuyển trong ngành Sư phạm.

cách khắc phục ngành sư phạm

Ngành Sư phạm Tiểu học thi khối nào?

Tại các trường Đại học chuyên ngành Sư phạm, việc xét tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học được xét tuyển các tổ hợp môn thi sau đây:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học.
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh.
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh.
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý.
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học.
  • D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp.
  • C20: Ngữ văn – Địa lý – Giáo dục công dân.

Ngành Sư phạm Mầm non thi khối nào?

Tại hệ Sư phạm, ngành Giáo dục Mầm non xét tuyển các tổ hợp môn thi sau đây:

  • M00: Ngữ văn – Toán – Đọc diễn cảm – Hát.
  • M01: Ngữ văn – Lịch sử – Năng khiếu.
  • M02: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2.
  • M05: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu.
  • M11: Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh.

Các ngành Sư phạm chuyên ngành thi khối nào?

Các chuyên ngành Sư phạm yêu cầu các khối xét tuyển khác nhau tùy thuộc vào chuyên ngành cụ thể. Để biết chính xác về các khối xét tuyển cho ngành Sư phạm, thí sinh cần tra cứu thông tin tuyển sinh của trường đại học. Dưới đây là một số tổ hợp môn thi phổ biến cho các ngành Sư phạm chuyên ngành:

  • Ngành Sư phạm tiếng Anh:
    • D01: Toán- Ngữ văn- Tiếng Anh.
    • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh.
    • D14: Ngữ văn- Lịch sử- Tiếng Anh.
    • D15: Ngữ văn- Địa lý- Tiếng Anh.
    • D09: Toán- Lịch sử- Tiếng Anh.
    • D66: Ngữ văn- Giáo dục công dân- Tiếng Anh.

cách truyền đạt

  • Ngành Sư phạm Hóa học:
    • A00: Toán- Vật lý- Hóa học.
    • B00: Toán- Hóa học- Sinh học.
    • D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh.
    • C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học.
    • D01: Toán- Ngữ văn- Tiếng Anh.
    • D24: Toán- Hóa học- Tiếng Pháp.
  • Ngành Sư phạm Toán:
    • A00: Toán- Vật lý- Hóa học.
    • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh.
    • D01: Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh.
    • D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh.
    • C01: Văn- Lịch sử- Địa lý.
    • B00: Toán- Hóa học- Sinh học.
    • D08: Toán- Sinh học- Tiếng Anh.

Học ngành Sư phạm bạn sẽ được đào tạo những gì?

Như bạn đã biết đây là ngành học rất cao quý và nhận được sự tín nhiệm cũng như yêu quý của rất nhiều người. Ngoài ra khi theo học ngành này bạn còn nhận được rất nhiều thứ như sau:

Kiến thức

  • Bạn sẽ nhận được các kiến thức về tâm lý giáo dục, tâm lý học bởi những lứa tuổi khác nhau chúng ta sẽ có cách dạy và cách giáo dục khác nhau.
  • Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bộ môn. Những bộ môn khác nhau, chúng ta cũng sẽ có cách dạy khác nhau để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.
  • Học cách quản lý hành chính nhà nước và cách quản lý ngành giáo dục.
  • Tất cả những kiến thức này sẽ giúp bạn đủ tự tin và đủ kiến thức khi đứng trên bục giảng hoặc giúp bạn tự tin khi tham gia quản lý trong ngành giáo dục.

điều kiện làm việc

Kỹ năng

  • Là một ngành học đem đến kiến thức cũng như hình thành nên một con người, đầu tiên bạn cũng phải biết đặt mình vào vị trí của một người học trò để suy nghĩ. Biết cách nhìn nhận công việc học tập của học trò, điều này sẽ giúp bạn thành công trong nghề Sư phạm đấy.
  • Bạn cũng có thể xem ngành Sư phạm cũng như tướng khi cầm quân. Vừa phải “biết mình” mà vừa phải “biết người” thì mới có thể thành công.
  • Hãy thử tưởng tượng nếu bạn dạy học nhưng không biết học sinh của mình muốn gì. Không đem hứng thú cho buổi học thì học sinh bạn có tiếp thu được không.
  • Không hiểu học sinh, không có sự trao đổi giữa thầy trò dẫn đến các trạng thái cộng hưởng giữa 2 bên không có. Điều này sẽ dẫn đến sự nhàm chán giữa cả học trò và thầy đấy.

Nói thì dễ nhưng để thực hiện điều này không dễ dàng gì đúng không nào, nhất là khi chúng ta tuổi càng ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển hơn.

Chính vì vậy để trở thành một người thầy chân chính bạn phải đặt mình vào người học trò, lấy học trò làm chuẩn mực cho sự dạy bảo của mình. Đừng khi nào cũng lấy mình làm chuẩn mực và bắt học trò phải nhất quyết theo mình nhé.

Biết cách truyền đạt

  • Là một người thầy thật không dễ dàng gì, ngoài hiểu được tâm lý học sinh bạn cần phải quan tâm đến cả “thanh sắc” của mình.
  • Bởi ngành Sư phạm cũng tương tự như ngành diễn viên vậy, đều phải thu hút khán giả của mình bằng giọng nói, ánh mắt và cả cách truyền đạt của mình. Nếu bạn đủ tốt sẽ đủ để thu hút người khác.
  • Ngoài ra bạn cũng phải là một người luật sư tốt bởi bạn sẽ phải hùng biện và bào chữa bảo vệ lập luận của mình trước đám đông.
  • Đám đông này sẽ không dễ dàng gì hùng biện khi họ là những đứa trẻ có suy nghĩ phóng khoáng và đôi chút cứng đầu. Chính vì vậy bạn phải đưa ra được lý do chặt chẽ thuyết phục thì mới nhận được sự tín nhiệm của chúng.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của ngành Sư phạm

Là một ngành mang nhiều ý nghĩa cao cả, chắc hẳn các bạn cũng đang tò mò ngành này sẽ mang lại cơ hội việc làm cho chúng ta như thế nào đúng không nào. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay đây cho bạn nhé!

truyền đạt ngành sư phạm

Với một ngành nhiều triển vọng như vậy thì cơ hội nghề nghiệp mang lại cho bạn là vô cùng lớn.

  • Bạn có thể làm việc tại các trường mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT. Ngoài ra bạn còn có thể làm việc tại các trung tâm bổ túc văn hoá hoặc các trường Cao đẳng, Đại học.
  • Bạn còn có thể làm việc tại các cơ quan Giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Làm việc tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng ban Giáo dục tại các địa phương ở cả nước.

Để có thể thực hiện và làm việc được trong nghề này, đòi hỏi bạn phải là người được đào tạo chính quy ngành sư phạm hoặc ít nhất là có chứng chỉ được hành nghề sư phạm.

Đây là ngành nghề thường được các bạn nữ ưu tiên, bời khi làm việc trong ngành này bạn sẽ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình và đặc biệt sẽ ít bon chen và va chạm với xã hội như nhiều ngành nghề khác.

Cùng với chính sách ngày càng chú trọng vào giáo dục của nhà nước, nhu cầu tuyển dụng cũng ngày càng được chú trọng.

Đây cũng là ngành có mức lương thu nhập tương đối ổn định hiện nay. Tuy nhiên, với tình trạng nhiều người theo học ngành này thì khả năng cạnh tranh đông nên môi trường tuyển dụng thường gay gắt.

Thực trạng ngành Sư phạm hiện nay

Như những gì chúng tôi đề cập ở trên, bạn cũng đủ thấy được áp lực mà ngành này mang lại đúng không nào.

Những người giáo viên phải tiếp xúc, dạy dỗ những tâm lý sống động, bởi các bạn là người đang trong quá trình hoàn thiện cả về tính cách lẫn tinh thần và trí tuệ.

Đối tượng giảng dạy của ngành Sư phạm không như những ngành khác mà vô cùng đa dạng. Mỗi em khác nhau sẽ có những tính cách và cách ứng xử khác nhau.

kiến thức sư phạm

Nếu bác sĩ gặp những bệnh nhân khác nhau với các loại bệnh khác nhau và cách chữa khác nhau vô cùng phức tạp, thì đối với giáo viên điều này còn được nhân đôi. Bời mỗi học trò sẽ có cách tính cách khác nhau, bắt buộc người giáo viên phải luôn nghiên cứu học hỏi, và luôn phải có sự phù hợp với từng học sinh.

Đối với sinh viên mới ra trường

Đây là ngành học có mức lương tương đối ổn định và là ngành được đông đảo các bạn học theo học. Do đó, khá khó để các bạn có thể tìm được công việc ổn định trong nhà nước ngay sau khi ra trường.

Vì vậy, các bạn phải luôn chuẩn bị tâm lý vì ngành này có sự cạnh tranh rất cao.

Tuy nhiên với nhu cầu học ngày càng cao thì việc dạy học và tìm việc tại các trường tư thục cũng giúp cho các bạn sinh viên mới ra trường dễ thở hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

Chính vì vậy đừng ngần ngại. Nếu yêu thích bạn hãy cứ mạnh dạn theo đuổi niềm đam mê này của mình nhé!

Giải pháp khắc phục

Trong tương lai, để tạo thêm động lực cũng như thu hút thêm các bạn học viên theo học ngành Sư phạm, chúng ta cần phải thay đổi đãi ngộ cũng như lương thưởng của giáo viên.

Đặc biệt là không nên đào tạo tràn lan với ngành này. Hãy nhìn thực tế của ngành Sư phạm và đào tạo số lượng giáo viên đủ với mức cầu. Điều này sẽ giúp cho các bạn học viên khi học ra đều có việc làm ổn định và đảm bảo được chất lượng của giáo viên.

sinh viên mới ra trường

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những điều bạn nên biết về ngành Sư phạm bao gồm khái niệm, điều kiện, khối xét tuyển cũng như triển vọng nghề nghiệp của nó. Hy vong là với những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành này. Hãy dũng cảm và theo con đường yêu thích của mình bạn nhé. Cảm ơn và chúc bạn thành công trên con đường phía trước!