Lựa chọn giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp là một quyết định quan trọng và khiến nhiều bạn khá đắn. Vậy, nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp thì phù hợp với bản thân và sự phát triển của xã hội sau này? Bài viết sẽ phân tích chi tiết cho bạn nhé!
Kế toán công và kế toán doanh nghiệp có gì khác nhau
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp, và công ty. Đây là một lựa chọn nghề nghiệp phổ biến với mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội việc làm, thu hút đông đảo sinh viên.
Khi tham gia khóa đào tạo kế toán doanh nghiệp, học viên không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, và phân tích báo cáo tài chính; mà còn giúp sinh viên nắm vững quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán, kiến thức về thuế, và tài chính doanh nghiệp cùng với kiến thức về pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng đến việc phát triển kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán và áp dụng các phương pháp công nghệ để chuyển đổi từ kế toán thủ công sang quy trình tự động. Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng để trở thành kế toán viên vững vàng, sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ để đáp ứng nhanh chóng và chính xác với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Kế toán công là gì?
Kế toán công là lĩnh vực chuyên sâu thuộc hệ thống các ngành công và có liên quan trực tiếp đến các vấn đề kinh tế và xã hội của một quốc gia. Các chuyên viên kế toán công đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho cơ quan, tổ chức và các đơn vị nhà nước, đảm bảo rằng quản lý và sử dụng nguồn tài chính công được thực hiện một cách rõ ràng và hiệu quả.
Chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán công mang đến cho sinh viên kiến thức sâu rộng về kế toán trong các đơn vị hành chính. Sinh viên sẽ học về quy trình kế toán cho các khoản thanh toán và chi hành chính sự nghiệp, cũng như kế toán nguồn kinh phí và các khoản thu liên quan đến hành chính sự nghiệp.
Điều này giúp họ hiểu rõ về cách quản lý tài chính trong bối cảnh của tổ chức và cơ quan nhà nước, đồng thời phát triển kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kế toán công một cách chính xác.
Yếu tố tác động khi lựa chọn kế toán công hay kế toán doanh nghiệp
Từ những thông tin trên, các bạn chắc cũng đã nắm được khái niệm về kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì rồi đúng không? Vậy đâu sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp?
Đặc thù chuyên môn
- Nếu bạn đam mê với các bút toán, chỉ số tài chính thì bạn phù hợp với kế toán doanh nghiệp.
- Nếu bạn đam mê vào các khoản đầu tư và tài chính công thì kế toán công lại là vị trí thích hợp.
Tính cách cá nhân
- Kế toán doanh nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt, khôn khéo và tỉ mỉ.
- Kế toán công đòi hỏi người làm phải có sự cẩn thận, quy tắc và chỉn chu trong công việc.
Môi trường làm việc
- Nếu người học không muốn bị gò bó trong môi trường nhà nước, vị trí kế toán công sẽ không phù hợp.
- Những người theo vị trí kế toán doanh nghiệp sẽ ưu tiên một môi trường năng động và thoải mái hơn.
Nhìn chung, quyết định nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy vậy, dù ở vị trí nào, người kế toán đều cần có kiến thức chuyên môn và không ngừng trau dồi kỹ năng.
Nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp?
Kế toán là một bộ phần đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp nào. Đây cũng là lý do mà ngành kế toán vẫn luôn là một trong những ngành nghề đón nhận nhiều sự quan tâm nhất trong thời gian tuyển sinh của trường. Vậy nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp?
Khi quyết định lựa chọn giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp, có những yếu tố cần xem xét:
- Kế toán công mang lại sự linh hoạt trong công việc và không lệ thuộc vào môi trường làm việc cụ thể.
- Kế toán doanh nghiệp thường đảm bảo sự ổn định, cơ hội phát triển chuyên môn và những phúc lợi hấp dẫn.
Mỗi vị trí kế toán đều có những ưu thế và thách thức riêng, do đó, quyết định nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp cũng cần phải dựa trên mục đích cá nhân và nhu cầu nghề nghiệp, để mỗi người có thể chọn lựa đúng hướng phát triển sự nghiệp của mình.
So sánh kế toán công và kế toán doanh nghiệp có gì khác nhau
Kế toán công khác gì kế toán doanh nghiệp? Trước tiên, cả kế toán công và kế toán doanh nghiệp đều yêu cầu người kế toán phải hạch toán nguồn thu chi theo cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo cân đối và quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kế toán doanh nghiệp và kế toán công cũng có những khác biệt mà bạn cần chú ý:
Kế toán doanh nghiệp | Kế toán công | |
Đối tượng làm việc |
|
|
Cơ quan quản trị | Cơ quan thuế. | Cấp trên trực tiếp hay nhà nước quản trị. |
Tài khoản kế toán làm việc | Hạch toán phức tạp, liên quan đến nhiều loại tài khoản như:Tài sản lưu động, Tồn kho, Tài sản cố định, Thu nhập bất thường, Nguồn vốn và vay Chi phí,… | Hạch toán đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn, liên quan đến các tài khoản:Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Tài sản cố định và hao mòn TSCĐ, Xây dựng cơ bản và nguyên vật liệu,… |
Hạn nộp báo cáo giải trình | 30/03/năm N+1 | 30/12 năm kinh tế tài chính |
Bút toán cuối năm | Kết chuyển lãi lỗ trên báo cáo hoạt động kinh doanh | Kết chuyển nguồn vốn và các khoản chi phí có |
Phần mềm hỗ trợ | Mimoza, DSoft, Das,… | Misa, SME,… |
Nên học ngành kế toán ở đâu?
Chương trình đào tạo vừa học vừa làm tại trường hiện nay vẫn đang tuyển sinh – đây là cơ hội dành cho các bạn đam mê ngành kế toán doanh nghiệp nhưng bị vướng công việc hoặc không có đủ thời gian để tham gia lớp học thường xuyên tại lớp.
Với hình thức xét tuyển bằng hồ sơ, học viên khi đỗ vào trường sẽ được đào tạo bằng hình thức trực tuyến và bằng cấp sau ra trường có giá trị tương đương với hình thức học chính quy. Nếu bạn đang kiếm tìm chương trình đào tạo từ xa của ngành kế toán doanh nghiệp, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thông tin khai giảng lớp học sớm nhất!
Lời kết
Bài viết là tất tần tật các thông tin liên quan đến thắc mắc nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết các bạn đã có cho mình quyết định lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, các bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ!
Xem thêm
- Kế toán doanh nghiệp là gì?
- Tuyển sinh Trung cấp Kế toán Doanh nghiệp
- Đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
- Các loại hình kế toán doanh nghiệp