Mức lương ngành Luật của sinh viên mới ra trường bao nhiêu?

Việc tìm hiểu về mức thu nhập trong ngành này không chỉ giúp họ có cái nhìn rõ ràng về tương lai sự nghiệp mà còn định hình quyết định của họ về hướng đi sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức lương ngành Luật để bạn có thêm kiến thức và tự tin hơn khi đối mặt với quá trình xây dựng sự nghiệp của mình.

lương ngành luật

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Lực hiện nay

Trước khi tìm hiểu mức lương ngành Luật hiện nay là bao nhiêu, chúng ta cùng điểm qua nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành Luật hiện nay nhé!

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết rằng chỉ tính tới năm 2020, ngành Luật ở Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự chủ yếu trong chức danh tư pháp.

Trong số này, có khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Thông tin này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo.

Đồng thời, theo cuộc khảo sát giai đoạn 2020 – 2025 của Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân sự và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM, những người hoạt động trong ngành Luật có mức thu nhập bình quân trên 15.000.000 đồng/tháng.

Những con số này cho thấy rằng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành Luật không “thừa” như nhiều người nghĩ. Ngược lại, đây là một ngành nghề với triển vọng việc làm rộng lớn, tính linh hoạt và đang “khát” nhân sự.

Không chỉ giới hạn ở các vị trí luật sư, sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp có thể chọn làm việc tại tòa án, Bộ, phòng ban nhà nước, văn phòng luật tư nhân hoặc tư vấn luật cho doanh nghiệp, giảng viên, nghiên cứu viên,…

Đây là một cơ hội hấp dẫn để các cử nhân Luật mới ra trường thử sức và khẳng định năng lực của mình.

Mức lương ngành Luật theo các vị trí công việc

Để xác định mức lương của ngành Luật, cần phải đánh giá vị trí công việc, yêu cầu chuyên môn, và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Trung bình, thu nhập cho các vị trí luật sư tại các công ty luật sẽ khoảng 4 – 6 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường.

Sau 3 năm làm việc, mức lương có thể tăng lên khoảng 10 triệu đồng/tháng, và với kinh nghiệm trên 5 năm, thu nhập có thể đạt đến 15 triệu đồng hoặc cao hơn tùy thuộc vào năng lực.

Bạn có thể tham khảo mức lương ngành Luật ở các vị trí công việc khác nhau dưới đây:

mức lương của ngành luật

Công chứng viên

Công chứng viên là một chức vụ phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi người dân có nhu cầu công chứng các loại giấy tờ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy trình công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của văn bản, giấy tờ, và các giao dịch pháp lý.

Công chứng viên có thể làm việc tại văn phòng công chứng, các công ty luật, hoặc các cơ quan trong hệ thống phòng ban Nhà nước. Nhiệm vụ hàng ngày của công chứng viên thường bao gồm:

  • Xác nhận chữ ký, văn bản, giấy tờ, tài sản, bảo hiểm, và chứng nhận tính hợp pháp của chúng.
  • Hỗ trợ trong việc soạn thảo, sao chép tài liệu và xác thực tính hợp pháp của bản sao.
  • Xác minh danh tính của những người tham gia giao dịch, công chứng, hoặc ký tên trên các văn bản.
  • Hỗ trợ tư vấn, đánh giá giá trị pháp lý của tài sản, hợp đồng, và xác nhận tính hợp pháp để tham gia vào các giao dịch.

Mức lương ngành Luật ở vị trí công chứng viên trung bình từ 6.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 4.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất có thể lên đến 20.000.000 đồng/tháng.

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý thường làm việc tại các tổ chức và doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hỗ trợ và tư vấn cho những tổ chức này về các quy định pháp luật. Cùng với sự phát triển, mở cửa kinh tế thì vị trí chuyên viên pháp lý cũng có nhu cầu tuyển dụng hiện nay cũng khá cao.

Các nhiệm vụ chính của chuyên viên pháp lý bao gồm:

  • Tư vấn về các quy định pháp lý liên quan đến các hoạt động trong doanh nghiệp, như mua bán, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và nhiều khía cạnh khác.
  • Nghiên cứu và phân tích văn bản pháp luật, bao gồm cả các chỉ thị, nghị định cũ và mới, nhằm đảm bảo rằng tổ chức và doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, đơn khởi kiện, để đảm bảo tính hợp pháp theo luật lệ hiện hành.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý quan trọng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký tài sản.
  • Điều tra và giải quyết các vấn đề pháp lý nội bộ trong công ty hoặc giữa công ty và các bên liên quan.

Mức lương ngành Luật ở vị trí chuyên viên pháp lý thường có thu nhập trung bình từ 8.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 5.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất có thể lên đến 50.000.000 đồng/tháng.

chuyên viên pháp lý

Cố vấn pháp lý

Cố vấn pháp lý (Legal Counsel) đóng vai trò tương tự như chuyên viên pháp lý, nhưng đây thực sự là một chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong ngành Luật.

Nhiệm vụ của cố vấn pháp lý bao gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động tổ chức.
  • Thực hiện điều tra và giải quyết các tranh chấp pháp lý nội bộ và ngoại vi, đồng thời đại diện cho doanh nghiệp khi tham gia các vụ kiện tại tòa án.
  • Đề xuất và triển khai chính sách để giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro liên quan đến pháp lý trong quá trình hoạt động.
  • Theo dõi và cập nhật các nghị định, chính sách pháp luật mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Đào tạo và hướng dẫn nhân viên về các vấn đề và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Mức lương ngành Luật ở vị trí cố vấn pháp lý thường có thu nhập trung bình từ 15.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 8.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất có thể vượt quá 100.000.000 đồng/tháng, phụ thuộc vào khả năng và hiệu suất làm việc của từng cá nhân.

Thư ký pháp lý

Thư ký pháp lý có thể làm việc trong văn phòng luật hoặc tại các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân, đồng thời đóng góp vào việc hỗ trợ công việc cho luật sư, cố vấn pháp lý và các thành viên khác trong tổ chức.

Các nhiệm vụ chính của thư ký pháp lý có thể được liệt kê như sau:

  • Quản lý, lưu trữ, và sắp xếp các tài liệu pháp lý như hợp đồng, văn bản, và các giấy tờ quan trọng khác.
  • Hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan đến các vấn đề đang xử lý.
  • Quản lý lịch trình làm việc, sắp xếp thời gian và ghi chép nội dung các buổi họp và sự kiện quan trọng.
  • Hỗ trợ luật sư trong các công việc liên quan đến tư vấn pháp lý, bao gồm nghiên cứu, phân tích và xử lý các tài liệu để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
  • Tham gia vào các hoạt động liên quan đến đàm phán và thương lượng, như soạn thảo hợp đồng, thư từ, tài liệu thương mại, di chúc, và thừa kế.

Mức lương ngành Luật ở vị trí thư ký pháp lý thường có mức lương cơ bản từ 4.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng. Thực tế, mức lương thực nhận thường cao hơn do bao gồm các khoản phụ cấp và thưởng.

thư ký pháp lý

Kiểm sát viên

Kiểm sát viên thường xuất hiện tại tòa án và đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các hoạt động điều tra, giám sát hoạt động pháp luật theo yêu cầu của Tòa án.

Các nhiệm vụ chính của kiểm sát viên bao gồm:

  • Thực hiện các hoạt động điều tra và thu thập bằng chứng để phân tích, từ đó xác định tội danh của các đối tượng trong vụ án.
  • Trực tiếp tham gia vào các phiên tòa để trình bày bằng chứng điều tra và lập luận hỗ trợ cho quyết định kết án.
  • Giám sát quá trình thực thi bản án và kiểm tra hoạt động của các cơ quan liên quan đến vụ án.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản nhằm truy tố và đưa ra yêu cầu truy tố các đối tượng.

Mức lương ngành Luật ở vị trí kiểm sát viên thường có mức thu nhập trung bình từ 4.212.000 – 19.800.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào cấp bậc. Mức lương này chưa bao gồm các khoản thưởng và trợ cấp khác.

Công tố viên

Khi đã nhắc đến kiểm sát viên thì không thể không đề cập đến một vị trí “đồng hành” quan trọng với kiểm sát viên đó là công tố viên. Công tố viên đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về kiến thức pháp luật để có khả năng đưa ra quyết định truy tố hoặc không truy tố các đối tượng trong các vụ án:

  • Hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến các vụ án mà công tố viên đang phụ trách.
  • Thực hiện các công đoạn điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ, cũng như các tình tiết liên quan đến vụ án để đưa ra quyết định truy tố hay không truy tố đối tượng.
  • Trực tiếp tham gia các phiên tòa và đưa ra quan điểm, lập luận nhằm bảo vệ và bào chữa quyết định của cơ quan công tố.
  • Giám sát và kiểm tra hoạt động của các đơn vị công an, tư pháp và các bên liên quan đến vụ án.

Mức lương ngành Luật ở vị trí công tố viên thường có thu nhập trung bình từ 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 4.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất có thể lên đến 30.000.000 đồng/tháng, phụ thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm của từng cá nhân.

công tố viên

Luật sư

Luật sư là một trong những nghề nghiệp phổ biến và đặc thù trong ngành Pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho thân chủ và thực hiện các hoạt động liên quan đến pháp lý. Luật sư có thể làm việc tại các công ty luật nhà nước, tự do nghiệp cá nhân hoặc trong hệ thống tòa án.

Công việc chính của một luật sư có thể bao gồm các hoạt động sau:

  • Cung cấp tư vấn về các vấn đề pháp lý và đưa ra lời khuyên cũng như hướng dẫn giải quyết phù hợp cho khách hàng.
  • Đại diện trực tiếp cho thân chủ tham gia các vụ kiện, đàm phán và thương lượng với các bên liên quan.
  • Cập nhật và nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề mà thân chủ hoặc khách hàng đang đối mặt để hỗ trợ tốt nhất.
  • Chuẩn bị tài liệu liên quan đến vấn đề như hợp đồng, văn bản pháp luật, và các giấy tờ quan trọng.

Mức lương ngành Luật ở vị trí luật sư thường có thu nhập trung bình từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 7.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất không giới hạn, đặc biệt nếu luật sư nhận tư vấn và bảo chữa trong các vụ kiện lớn.

Thư ký luật sư

Thư ký luật sư là một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của luật sư và nhóm luật sư trong tổ chức. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người trẻ vừa mới tốt nghiệp ngành Luật và mong muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế.

Nhiệm vụ chính của thư ký luật sư thường bao gồm:

  • Tiếp nhận và giải quyết các cuộc gọi, email cá nhân từ khách hàng, cung cấp sự hỗ trợ trong việc trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, đơn kiện, đơn khiếu nại để đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên tòa sắp diễn ra, đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi.
  • Quản lý tài liệu pháp lý và đảm bảo chúng được lưu trữ an toàn, dễ dàng truy cập khi cần thiết.
  • Điều phối lịch trình làm việc cho luật sư để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả.
  • Hỗ trợ luật sư trong giải quyết các công việc khác liên quan đến pháp lý và nghiệp vụ.

Mức lương ngành Luật ở vị trí thư ký luật sư thường có thu nhập trung bình từ 7.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 3.000.000 đồng/tháng, trong khi mức lương cao nhất có thể đạt đến 20.000.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm của từng cá nhân.

thư ký luật sư

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là một vị trí không thể thiếu trong quá trình hoạt động của một phiên tòa, đảm bảo rằng mọi quy trình diễn ra một cách thuận lợi và không gặp phải bất cứ gián đoạn nào.

Các nhiệm vụ cụ thể của thư ký tòa án thường bao gồm:

  • Tiếp nhận, sắp xếp và lưu trữ thông tin tài liệu, hồ sơ liên quan đến các vụ án.
  • Chuẩn bị tài liệu cần thiết và phân phát chúng cho tòa án cũng như cho các bên liên quan trong quá trình diễn ra phiên tòa.
  • Điều phối lịch trình trong phiên tòa, hướng dẫn các bên liên quan về thời gian và địa điểm cần có mặt.
  • Giao tiếp và kết nối với các bên liên quan để thu thập thông tin cần thiết.

Mức lương của ngành Luật với vị trí thư ký tòa án thường dao động từ 3.400.000 – 7.400.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau đó tăng lên từ 4.200.000 – 9.000.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023). Mức lương này chưa bao gồm các khoản trợ cấp và thưởng.

Thẩm phán

Vị trí thẩm phán có quyền lực tối cao tại tòa án, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực luật, cùng với phẩm chất chính trực và tinh thần công bằng.

Nhiệm vụ chính của thẩm phán bao gồm:

  • Tham gia xét xử các vụ án, tranh chấp trong nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính, doanh nghiệp, và các lĩnh vực khác.
  • Tổ chức, điều hành, quản lý và giám sát các bên liên quan trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa.
  • Giám sát và thẩm định các quyết định của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính, tòa án, cơ quan điều tra và các bên liên quan khác.
  • Tham gia vào quá trình đào tạo và huấn luyện cán bộ, công chức, viên chức, và các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực pháp luật.

Mức lương ngành Luật với vị trí thẩm phán thường có thu nhập trung bình từ 3.486.000 – 11.920.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau đó tăng lên từ 4.212.000 – 14.400.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023).

thẩm phán

Giảng viên ngành Luật

Nếu bạn có niềm đam mê trong việc giảng dạy và muốn truyền đạt những kiến thức sâu rộng về ngành Luật, thì vị trí giảng viên ngành Luật là lựa chọn lý tưởng. Giảng viên ngành Luật có thể công tác tại các trường Cao đẳng, Đại học thông thường hoặc các cơ sở đào tạo chuyên sâu về Luật.

Mô tả công việc chung của giảng viên ngành Luật bao gồm:

  • Chuẩn bị bài giảng, giáo trình, và tài liệu học tập để hỗ trợ quá trình giảng dạy.
  • Trực tiếp giảng dạy các môn chuyên ngành trong ngành Luật để giúp sinh viên hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển năng lực pháp luật.
  • Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của ngành Luật.
  • Tham gia vào các hoạt động quản lý, mở rộng chương trình đào tạo theo hướng dẫn từ trường học.
  • Hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích cá nhân.

Mức lương ngành Luật của một giảng viên ngành Luật thường có thu nhập trung bình từ 3.486.000 – 11.920.000 đồng/tháng (đến hết ngày 30/06/2023), sau đó tăng lên từ 4.212.000 – 14.400.000 đồng/tháng (từ 01/07/2023).

Các yếu tố xác định mức lương ngành Luật

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của luật sư như sau:

  • Kinh nghiệm: Mức lương ngành Luật thường phản ánh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của luật sư. Những người có kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức luật sư danh tiếng, lớn hoặc có tầm cỡ quốc tế thường được đánh giá cao hơn so với đồng nghiệp có ít kinh nghiệm.
  • Ngoại ngữ: Trong lĩnh vực luật kinh tế, khả năng làm việc với khách hàng quốc tế là quan trọng. Việc thành thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật sẽ là một ưu điểm lớn, đặc biệt khi hợp tác với khách hàng đa quốc gia.
  • Tư duy pháp lý: Tư duy pháp lý là yếu tố quan trọng, đặc biệt trong các tổ chức luật sư. Sự khả năng tập trung vào pháp lý, bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh và nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý có thể ảnh hưởng đến đánh giá và mức lương của luật sư.
  • Chứng chỉ hành nghề luật sư: Có chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư thường là điều kiện bắt buộc khi tuyển dụng luật sư, và nó cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương của họ.
  • Bằng cấp và chứng chỉ pháp lý khác: Ngoài chứng chỉ hành nghề, các bằng cấp và chứng chỉ khác như bằng thạc sĩ luật, tiến sĩ luật, chứng chỉ về sở hữu trí tuệ, chứng chỉ về chứng khoán cũng có thể tăng cường giá trị và mức lương của luật sư.

mức lương ngành luật

Lời kết

Trên đây là tổng hợp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về những vị trí việc làm trong lĩnh vực Luật đang được đánh giá cao hiện nay, cũng như mức lương ngành Luật theo từng vị trí công việc cụ thể. Mong rằng, những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình lựa chọn hướng sự nghiệp phù hợp với sở thích và kỹ năng cá nhân của mình.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *