Ngành Điện công nghiệp đóng một vai trò không thể phủ nhận trong cả cuộc sống kinh doanh, quá trình sản xuất của xã hội ngày nay. Với ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp và nền kinh tế quốc gia, việc học nghề Điện công nghiệp không chỉ là một lựa chọn hợp lý mà còn mang lại cơ hội và thách thức đáng kể. Vậy học điện công nghiệp có khó không? Có nên học Điện công nghiệp không? Tìm hiểu ngay!
Đặc điểm của nghề điện nông nghiệp
Mục tiêu chính của ngành Điện công nghiệp là phát triển và áp dụng hệ thống điện công nghiệp vào quá trình sản xuất, đóng góp quan trọng vào sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Các nhiệm vụ cụ thể mà sinh viên sẽ thực hiện bao gồm xây dựng, phân phối, vận hành, và quản lý hệ thống lưới điện công nghiệp một cách ổn định và an toàn.
Sinh viên sẽ được hướng dẫn để thực hiện các công việc như sửa chữa, vận hành, và kiểm tra các thiết bị điện. Họ cũng sẽ phải phân tích và đảm bảo hoạt động an toàn của các hệ thống chiếu sáng, hệ thống phát, hệ thống chống sét, và hệ thống an ninh.
Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo để tư vấn, thiết kế, triển khai, và xây dựng đường truyền tải điện, đặc biệt là trong quá trình phân phối và tiêu thụ điện. Họ cũng sẽ tham gia vào quy trình phòng ngừa, sửa chữa định kỳ, và bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp.
Quan trọng nhất, sinh viên sẽ được rèn luyện để tính toán và đưa ra phương án sửa chữa cho các thiết bị điện công nghiệp, như máy điện ba pha, máy biến áp, máy điện một chiều, và máy điện một pha trong công nghiệp và dân dụng. Điều này giúp đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng của hệ thống.
Học Điện công nghiệp có khó không?
Học điện công nghiệp có khó không thường khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu họ có đủ năng lực để thành công hay không. Tất nhiên, bất kì bạn học ngành nghề nào thì cũng sẽ có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, học ngành điện công nghiệp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có ý thức, đam mê và phương pháp học hiệu quả.
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Khi tham gia đào tạo ngành điện công nghiệp lại trường, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức và kĩ năng đầy đủ từ mạch điện, cơ khí, linh kiện đến các phương pháp đo lường và lập trình.
Luyện tập thực hành thường xuyên
Thực hành thường xuyên là chìa khóa quan trọng trong việc học Điện tử công nghiệp. Vì lĩnh vực này yêu cầu sự ứng dụng cao, việc áp dụng kiến thức vào thực tế qua các bài tập và dự án sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực tế.
Luôn không ngừng học hỏi
Không ngừng học hỏi là quan trọng để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực điện công nghiệp. Kỹ sư điện công nghiệp cần liên tục cập nhật kiến thức và làm quen với các công cụ hiện đại như máy hàn, máy in mạch, và phần mềm mô phỏng mạch điện.
Chăm chỉ và kiên trì
Học ngành này đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nỗ lực, và việc đặt ra mục tiêu cụ thể cùng với quyết tâm hoàn thành chúng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong hành trình học tập của mình.
Có nên học ngành Điện công nghiệp không?
Có nên học điện công nghiệp? Mặc dù ngành Điện công nghiệp không phải là ngành “hot” hiện nay, nhưng trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng công nghiệp hóa và mở rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn ngành nghề điện công nghiệp ở cấp Đại học, Cao đẳng là một quyết định cho bạn ngay lúc này.
Ngành nghề mang xu hướng tất yếu
Hiện nay, Điện công nghiệp được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia. Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghệ số hóa bùng nổ, nhu cầu về nhân sự chất lượng cao trong ngành Điện công nghiệp trở thành ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp.
Triển vọng, cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nguồn lao động tại TP.HCM, ngành điện công nghiệp sẽ nằm trong top 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân lực đến năm 2025. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành này chỉ đạt tỷ lệ 55%, tạo cơ hội tốt cho những người học ngành này khi ra trường có khả năng tìm việc làm cao.
Vị trí việc làm đa dạng
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong ngành điện công nghiệp, bao gồm tư vấn, thi công, giám sát, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có cơ hội làm quản lý hệ thống điện trong xí nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, chi nhánh điện hay công ty điện lực, hoặc thậm chí mở cơ sở kinh doanh riêng.
Phù hợp với cả nam và nữ
Ngành điện công nghiệp không phân biệt nam nữ, chỉ cần bạn có tính chăm chỉ, sức khỏe tốt và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều kiện làm việc thường yêu cầu di chuyển khảo sát thực tế, lắp đặt hệ thống điện, đòi hỏi sức khỏe tốt để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Do đó, nhiều bạn nữ đang đắn đo có nên học ngành điện công nghiệp không thì có thể nộp hồ sơ xét tuyển rồi nhé!
Mức lương thu nhập hấp dẫn
Ngành này không chỉ phù hợp với cả nam và nữ, mà còn là một ngành nghề mở rộng và ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp luôn đánh giá cao những người có kiến thức và kỹ năng vững về điện công nghiệp. Môi trường làm việc hiện đại, năng động và mức lương cho ngành nghề này ở mức khá cao, cùng với nhiều chế độ, chính sách phụ cấp và ưu đãi khác.
Cơ hội thăng tiến nhanh
Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, cộng với kinh nghiệm tích lũy được, người học có thể dễ dàng tìm được việc làm phù hợp và thăng tiến trong sự nghiệp. Cơ hội trở thành trưởng bộ phận, quản lý, giám sát hay thậm chí sáng lập và quản lý doanh nghiệp của riêng mình là hoàn toàn khả thi nếu bạn có năng lực và tận tâm.
Lời kết
Trên đây là câu trả lời mà TCKTKT muốn giải đáp cho quý phụ huynh cùng học sinh về thắc mắc học điện công nghiệp có khó không? Hy vọng rằng thông qua bài viết, các bạn đã có cho mình những hướng đi phù hợp với bản thân. Các thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đội ngũ tuyển sinh để được tư vấn và hỗ trợ!
Xem thêm
- Ngành điện công nghiệp: Học gì, làm gì?
- Triển vọng của nghề Điện dân dụng
- Trường đào tạo ngành Điện công nghiệp
- Điện công nghiệp và dân dụng là gì?