Tình huống Sư phạm Tiểu học thường gặp và cách giải quyết

Mỗi người thầy/ cô giáo đều sẽ trải qua rất nhiều những khó khăn và thăng trầm trong cuộc đời dạy học của mình. Bởi vì họ là người lái đò đèo lái các em học sinh đến bến đỗ tri thức nên nhiều khi tiếp xúc với các bé tiểu học sẽ gặp phải một số tình huống. Là một người cô, người thầy ngoài mang đến kiến thức cho các em còn phải biết cách xử lý khéo léo các tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy. Bài viết sau đây sẽ liệt kê một số tình huống Sư phạm Tiểu học thường gặp để các bạn tham khảo.

tình huống sư phạm tiểu học

Tình huống 1: Phụ huynh đánh học sinh trước mặt giáo viên

Đến với tình huống đầu tiên, chúng ta sẽ nói đến một vấn đề hơi tế nhị một chút. Tình huống về việc cha mẹ của các bạn học sinh này lại đánh các bạn ấy trước mặt giáo viên.

Tình huống

Một học sinh trong lớp mà bạn đang chủ nhiệm có kết quả học tập không khả quan (thấp kém), và bạn đã quyết định thăm nhà của học sinh đó để thông báo về tình hình học tập và hỗ trợ trong quá trình cải thiện của em ấy. Tuy nhiên, khi đến, bạn lại chứng kiến cảnh phụ huynh của học sinh đó đánh em ngay trước mặt giáo viên. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết

Trước tiên, cố gắng giảm bớt sự căng thẳng trong không khí gia đình, sau đó giải thích cho phụ huynh của học sinh rằng mục đích của việc đến nhà không phải là để họ trừng phạt hay đánh đập con cái. Lý do bạn đến đây là để thông báo về tình hình học tập của học sinh và để cùng phối hợp với gia đình nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tích cực, hỗ trợ em học sinh nỗ lực và đạt kết quả học tập cao hơn.

Đối với cách giáo dục của gia đình, bạn cần chia sẻ quan điểm của mình một cách tôn trọng và tận tâm.

Cụ thể như sau: ”Tôi cảm thấy việc đánh đập không phải là một phương pháp giáo dục hiệu quả. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thân thể của em, mà còn gây tác động lớn đến tâm lý của em. Do đó, tôi mong muốn gia đình có thể xem xét và tìm ra các phương pháp giáo dục khác phù hợp với tâm lý của em, nhằm giúp em phát triển một cách tích cực và lành mạnh.”

Tình huống 2: Chủ nhiệm phải một lớp học trầm

Tình huống

Khi Ban Giám hiệu phân công cho bạn chủ nhiệm một lớp. Nhưng sau khi nhận lớp, bạn nhận thấy không khí học tập và các hoạt động trong lớp đều rất trầm. Học sinh hiếm khi phát biểu bài trong lớp, và có những ngày mà không có sự tham gia nào trong các hoạt động lớp hoặc tham gia mà không hăng hái.

Đối mặt với tình huống này, bạn sẽ làm gì để khuấy động không khí cũng như kích thích sự hăng hái và tích cực trong lớp học của mình?

tình huống mà các bạn gặp phải

Cách giải quyết

Để giải quyết tình trạng trầm lắng của lớp, trước hết, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này. Sau khi tìm hiểu được một phần nguyên nhân, bạn sẽ đưa ra những hướng giải quyết như sau:

  • Động viên và khuyến khích tinh thần:
    • Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội tỏa sáng và làm được những việc tốt.
    • Tổ chức các buổi lễ khen ngợi, vinh danh những thành tích xuất sắc của học sinh để khích lệ tinh thần cả lớp.
  • Tổ chức hoạt động ngoại khóa:
    • Tạo cơ hội cho các em giao lưu, hòa mình vào các hoạt động vui nhộn và sáng tạo.
    • Các sự kiện ngoại khóa như chuyến dã ngoại, cuộc thi, hoặc các buổi gặp gỡ giữa các lớp có thể kích thích tình thần hòa đồng.
  • Khuyến khích tham gia các hoạt động của trường:
    • Tạo sự hứng thú và khích lệ học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, và tổ chức trong trường.
    • Tổ chức các buổi hội thảo, buổi chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy sự tham gia của học sinh trong cộng đồng trường.
  • Tổ chức thi đua và khen thưởng:
    • Phân chia lớp thành các nhóm nhỏ và tổ chức các cuộc thi đua để tạo động lực và sự cạnh tranh tích cực.
    • Khen ngợi và trao các giải thưởng cho những cá nhân và nhóm có đóng góp xuất sắc, tạo động lực và tinh thần đồng đội.

Các hoạt động như vậy không chỉ làm sôi nổi phong trào trong lớp mà còn tạo ra một môi trường tích cực và gắn kết giữa các học sinh.

Tình huống 3: Học sinh trong lớp bị mất tiền

Có lẽ nhắc đến tiền bạc các bạn sẽ rất dễ mất lòng nhau đúng không? Sau đây là một tình huống Sư phạm tiểu học như vậy, đó là có một bạn học sinh trong lớp bị mất tiền.

lưu ý các bạn nên để tâm

Tình huống

Bạn về lớp của mình sau giờ giải lao giữa buổi thì phát hiện một em học sinh ngồi khóc rất to. Bạn lại hỏi ra thì bạn đó lúng túng và hốt hoảng nói với bạn rằng tiền của em đã bị mất. Đó lại là tiền em mang đi đóng quỹ lớp. Trong tình huống này, bạn nên giải quyết theo cách nào đây?

Cách giải quyết

Điều cần phải làm đầu tiên là trấn an em học sinh đó để em không còn quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó, bạn có thể tiếp tục bài giảng của mình và dành thời gian cuối tiết học để giải quyết tình huống theo các cách như sau:

Đầu tiên, bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét kỹ lại túi xách, ví hoặc nơi lưu trữ cá nhân của mình để đảm bảo rằng tiền có thể nằm trong đó và không bị mất ở lớp.

Nếu tiền thật sự mất trong lớp, bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh và ôn hòa để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: động viên tinh thần tự giác của các em trước, sau đó giải thích tình hình một cách rõ ràng, tạo cơ hội cho em nào đã trót lấy tiền của bạn tự giác trả lại mà không ai biết mình đã lấy.

Nếu có học sinh trong lớp thừa nhận lấy tiền, tránh mạt sát mà hãy tế nhị yêu cầu em đó gặp riêng với cô giáo để giải quyết vấn đề. Bạn có thể giải thích để em hiểu rõ hậu quả của hành động của mình và để họ trả lại tiền một cách tự nguyện.

Cuối cùng, đưa ra lời khuyên không chỉ đối với học sinh mất tiền, mà còn đối với học sinh thừa nhận lấy tiền và toàn bộ học sinh trong lớp.

Tình huống 4: Học sinh phá hoại tài sản của nhà trường

Tiếp theo là một tình huống Sư phạm Tiểu học mà hầu như ai cũng sẽ mắc phải. Đó là việc trong lớp học sẽ có một vài học sinh phá phách làm hư đồ của nhà trường. Với tình huống này mọi người sẽ giải quyết ra sao?

tình huống sư phạm tiểu học có thể gặp

Tình huống

Nếu có một học sinh trong lớp mà bạn đang chủ nhiệm tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường. Đến khi bạn hỏi tới thì không có học sinh nào nhận lỗi, và bạn cũng không có bằng chứng chính xác về hành vi của em đó. Vậy trước tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết

Trong buổi sinh hoạt lớp, bạn hãy chia sẻ với học sinh về tầm quan trọng của việc giữ gìn tài sản của nhà trường. Nhấn mạnh rằng tài sản này không chỉ thuộc sở hữu của từng cá nhân mà là của toàn bộ cộng đồng học sinh. Điều này chắc các em cũng đã rõ, và việc giữ gìn tài sản sẽ giúp chúng ta có một môi trường học tập sạch đẹp, mà nhiều thế hệ học sinh sau này cũng có thể tận hưởng.

Nếu có ai trong lớp chót tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường thì hãy đứng lên nhận lỗi và sẽ bị phạt nhẹ. Nếu bây giờ các em cảm thấy ngại hay sợ thì có thể gặp riêng cô để thú nhận về hành vi của mình. Cô sẽ không tiết lộ tên em trước lớp.

Nếu các em không thú nhận, cô chắc chắn rằng nhà trường sẽ có cách điều tra và đưa ra các quyết định kỷ luật đến em đó vì đã vi phạm quy định nhà trường mà không trung thực, không dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình và như thế các em sẽ không bao giờ có thể tiến bộ được. Đảm bảo khi nói như vậy, các em sẽ nhận ra lỗi mà mình đã gậy ra và thú nhận về việc mình đã làm.

Tình huống 5: Phụ huynh xin cho con thôi học

Tình huống

Trong lớp mà bạn đang chủ nhiệm, có một học sinh không chỉ học kém mà còn thường xuyên đi học muộn, ngủ gật trong giờ học, và không tập trung vào bài giảng. Bạn quyết định đến gặp phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của học sinh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình để cùng nhau giúp đỡ học sinh nâng cao kết quả học tập.

Tuy nhiên, khi đến gặp phụ huynh thì mẹ học sinh muốn con thôi học vì lý do gia đình khó khăn. Trước tình huống này, là một giáo viên bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

tình huống sư phạm tiểu học

Cách giải quyết

Đối mặt với tình huống như vậy, trước hết bạn cần trao đổi thêm với phụ huynh học sinh. Khuyến khích gia đình tạo mọi điều kiện cho em có thể tiếp tục học tập và đồng thời đề xuất sự hỗ trợ từ hội phụ huynh lớp, trường và cộng đồng địa phương để giúp gia đình vượt qua khó khăn.

Nếu mẹ của học sinh đó tỏ ra lo lắng về khả năng học tập của con và có ý muốn em ấy thôi học, thì bạn cần khéo léo và tế nhị nói rằng em chưa thực sự có cơ hội tập trung vào việc học và chưa có đủ thời gian để phát triển. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, lại vừa không phải cảm thấy xấu hổ vì kết quả học tập của con.

Bạn hãy đề xuất cho gia đình một kế hoạch hỗ trợ, hứa hẹn quan tâm và khuyến khích để em có thể đạt kết quả tốt hơn. Bạn có thể phân công học sinh giỏi kèm cặp và hỗ trợ em ấy.

Nếu gia đình muốn em ấy ở nhà giúp việc do hoàn cảnh khó khăn, bạn hãy nhẹ nhàng động viên họ về tương lai của em và cũng vì em còn quá nhỏ. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ để đảm bảo em có thời gian học.

Hỗ trợ từ hội phụ huynh, trường và cộng đồng địa phương sẽ giúp gia đình vượt qua khó khăn và đồng thời tạo điều kiện cho em học sinh tiếp tục hành trình học tập của mình.

Lưu ý

Vẫn còn rất nhiều các cách xử lý tình huống Sư phạm Tiểu học mà các bạn nên biết. Nhưng trên đây chúng tôi đã tổng hợp được những tình huống mà chúng tôi tâm đắc mong muốn truyền tải đến các bạn.

Tuy nhiên, dù là tình huống nào thì giáo viên cũng cần giữ được sự bình tĩnh, tìm cách giao lưu, nói chuyện nhẹ nhàng với học sinh, thể hiện sự quan tâm cần thiết với các em rồi đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp.

tình huống thường gặp trong ngành

Lời kết

Trên đây là tổng hợp một số các tình huống sư phạm Tiểu học thường gặp nhất cũng như đề xuất các hướng giải quyết. Hy vọng rằng những thông tin ở trên sẽ giúp các bạn giải đáp được một số thắc mắc của bản thân. Đồng thời, có sự chuẩn bị tốt nhất trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy của mình. Cảm ơn các bạn đã xem bài!

Phạm vi hoạt động của MNI GROUP

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Bình Thuận

Bình Phước

Đồng Nai

Vũng Tàu

Tây Ninh

Bình Dương

Long An

Tiền Giang

Bến Tre

Đồng Tháp

Vĩnh Long

Trà Vinh

An Giang

Cần Thơ

Hậu Giang

Sóc Trăng

Kiên Giang

Bạc Liêu

Cà Mau

TPHCM