Khi đã quyết định theo học chương trình thạc sĩ, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây để sẵn sàng bước vào chương trình:
- Xác định mục tiêu học tập: Bạn cần xác định rõ mục tiêu học tập của mình để có được sự tập trung trong quá trình học tập. Bạn có thể đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để giúp mình có kế hoạch học tập cụ thể.
- Tìm hiểu về chương trình học: Bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình học, các môn học, giảng viên, phương pháp đánh giá và các quy định của trường để chuẩn bị tốt cho quá trình học tập.
- Xác định lộ trình học tập: Bạn cần xác định lộ trình học tập của mình để biết được những môn học nào sẽ được học trong từng kỳ học, các kỳ thi và các hoạt động nghiên cứu.
- Chuẩn bị tài liệu học tập: Bạn cần chuẩn bị tài liệu học tập như sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu và các tài nguyên trực tuyến để có thể học tập tốt hơn.
- Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu và thực tập: Nếu chương trình thạc sĩ có các hoạt động nghiên cứu hoặc thực tập, bạn cần tìm hiểu về chúng và chuẩn bị tâm lý, kiến thức và kỹ năng để tham gia vào các hoạt động này.
- Học tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước ngoài: Nếu chương trình thạc sĩ được tổ chức ở một nước ngoài và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, bạn cần học tiếng Anh hoặc ngôn ngữ đó để có thể học tập và giao tiếp tốt hơn.
- Chuẩn bị tài chính: Bạn cần chuẩn bị tài chính để trang trải các chi phí học tập, sinh hoạt và đời sống. Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ tài chính như học bổng, vay vốn học tập hoặc làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
Tóm lại, khi chuẩn bị bước vào chương trình thạc sĩ, bạn cần xác định mục tiêu học tập, tìm hiểu kỹ về chương trình học, xác định lộ trình học tập, chuẩn bị tài liệu học tập, tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu và thực tập, học tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước ngoài (nếu cần) và chuẩn bị tài chính.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo có sức khỏe tốt để có thể tập trung vào việc học tập và hoạt động nghiên cứu. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn cần hỗ trợ y tế để sớm khắc phục.
Bạn nên tạo mối quan hệ và kết nối với giảng viên và các sinh viên trong lớp để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học tập. Bạn cũng nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ và các hoạt động xã hội khác để phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mối quan hệ.
Cuối cùng, hãy đặt mục tiêu cao và nỗ lực hết mình để đạt được thành công trong chương trình thạc sĩ của mình. Hãy luôn cố gắng học tập và phát triển kỹ năng để có thể đóng góp và thành công trong sự nghiệp của mình.
THÔNG BÁO TUYỂN SINH THẠC SĨ
- Ngành đào tạo
- Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh
- Thạc sĩ Luật
- Thạc sĩ Quản lý Giáo Dục
- Thạc sĩ Giáo Dục Mầm Non
- Thạc sĩ Giáo Dục Tiểu Học
- Thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Thạc sĩ Quản lý Đất Đai
- Thạc sĩ Quản lý Công
- Thạc sĩ Điều Dưỡng
- Đối tượng dự tuyển
– Thí sinh tốt nghiệp đại học hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Đối với các ngành quản trị và quản lý, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Trường hợp thí sinh tốt nghiệp tốt nghiệp đại học các ngành khác phải hoàn thành học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.
Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).
- Danh mục ngành phù hợp, ngành khác
3.1. Ngành Luật kinh tế
– Ngành đúng, phù hợp: Luật học, Luật Hành chính, Luật Thương mại, Luật Quốc tế, Luật Kinh tế, Luật Kinh doanh, Luật Hình sự; học viên không phải học bổ sung kiến thức.
– Các ngành gần: Quản lý Nhà nước, Quản lý giáo dục, Quan hệ công chúng, Xã hội học, Quản lý văn hóa, Quản lý xã hội, Quản lý kinh tế, Kinh tế học, Tâm lý học, Lịch sử, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý xây dựng, Quản lý đô thị, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và Môi trường, Kế toán; học viên học bổ sung kiến thức là 10 tín chỉ.
– Đối với các ngành khác: Là những ngành không thuộc 02 nhóm ngành trên;
3.2. Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành đúng, phù hợp: Quản trị kinh doanh, Marketing, Ngoại thương, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh thương mại và dịch vụ, Kinh doanh dịch vụ, Kế toán doanh nghiệp, các ngành quản trị về kinh tế, thương mại, dịch vụ, tài nguyên, bảo hiểm; học viên không phải học bổ sung kiến thức.
Các ngành gần: Kế toán, Kiểm toán, Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Tín dụng, Tài chính – Ngân hàng, Ngân hàng, Quản lý nhà nước, các ngành quản lý về công nghệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các ngành kinh tế và quản lý hành chính, Luật, công nghệ, nông, lâm, thủy sản; học viên học bổ sung kiến thức là 12 tín chỉ.
– Các ngành khác: Là những ngành không thuộc 02 nhóm ngành trên, học viên học bổ sung kiến thức là 18 tín chỉ.
3.3. Ngành Quản lý kinh tế
– Ngành đúng, phù hợp: Quản lý kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế thủy sản, Kinh tế xây dựng, Kinh tế giao thông, Kinh tế bưu chính viễn thông, kinh tế vận tải biển, Kinh tế chính trị, Quản lý nhà nước; học viên không phải học bổ sung kiến thức.
Các ngành gần: Quản trị kinh doanh, Tài chính- ngân hàng, Tài chính tín dụng, Hệ thống thông tin kinh tế (và quản lý), Kế toán kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp, Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Kinh doanh thương mại, Phát triển nông thôn và khuyến nông, học viên học bổ sung kiến thức là 12 tín chỉ.
– Đối với các ngành khác: Là những ngành không thuộc 02 nhóm ngành trên, học viên phải học bổ sung kiến thức là 18 tín chỉ.
3.4. Ngành Quản lý đất đai
– Ngành đúng, phù hợp: Quản lý đất đai, Quản lý ruộng đất; học viên không phải học bổ sung kiến thức.
Các ngành gần: Địa chính, Khoa học đất, Nông hóa–thổ nhưỡng, Quản lý tài nguyên môi trường, Kinh tế tài nguyên
thiên nhiên; Kinh tế nông nghiệp, Trắc địa bản đồ, Công nghệ thông tin, Luật; học viên học bổ
sung kiến thức 12 tín chỉ.
– Đối với các ngành khác: là những ngành không thuộc 2 nhóm ngành trên; học viên phải học bổ sung kiến thức là 18 tín chỉ.
3.5. Ngành Quản lý công
– Ngành đúng: Quản lý nhà nước, Hành chính học, Quản lý công; học viên không phải học bổ sung kiến thức.
– Ngành gần/chuyên ngành gần: Chính trị học, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Quan hệ quốc tế, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án, Quản lý kinh tế, Quản lý giáo dục; học viên phải học bổ sung kiến thức 10 tín chỉ.
– Ngành khác: là những ngành không thuộc 02 nhóm ngành trên; học viên học bổ sung kiến thức là 14 tín chỉ.
- Phương thức tuyển sinh
Thi tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường. Các môn thi tuyển gồm:
– Ngành Quản trị kinh doanh: Quản trị học, Kinh tế vi mô.
– Ngành Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế, Kinh tế học.
– Ngành Quản lý đất đai: Toán; Quy hoạch và quản lý đất đai.
– Ngành Luật kinh tế: Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Thương mại.
– Ngành Quản lý công: Quản lý học đại cương, Lý luận hành chính nhà nước.
- Hồ sơ dự tuyển
– Hồ sơ tuyển sinh (theo mẫu của nhà Trường);
– Bản sao công chứng Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp đại học;
– Bản sao công chứng Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
– Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
– 03 ảnh 4×6, 02 ảnh 2×3; 02 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận.
- Thời gian đào tạo, học phí
Thời gian học bổ sung kiến thức và thi đầu vào: Theo kế hoạch của Nhà trường
– Thời gian đào tạo: 02 năm (20 tháng)
– Học phí theo quy định của nhà Trường.